Gắn bó với nghề thuốc Đông y gia truyền cùng tinh thần cần cù, sáng tạo, ông An đã thay đổi tư duy SX nông nghiệp bằng cách trồng nhiều giống cây dược liệu quý như xạ đen, cà gai leo, đặc biệt là cây khôi nhung.
Ông An cho biết, từ năm 2017 dự án trồng cây khôi nhung theo tiêu chuẩn GACP - WHO đã được trồng trên địa bàn xã Động Đạt với diện tích 5ha, cho khoảng 130.000kg lá tươi/năm. Từ năm thứ hai trở đi năng suất đi vào ổn định, bà con có thể thu tỉa phần thân cây làm hom giống.
Theo ông, cây khôi nhung được trồng phần lớn trên diện tích đất nông nghiệp của địa phương như nương, bãi, dưới tán rừng và ngay tại vườn nhà. Ươm hom sau 3 tháng có thể cho ra đất trồng. Để tránh nấm mốc cần trộn tỷ lệ vôi bột hợp lý và đào sâu đất. Nếu cây có hiện tượng sâu bệnh hại thì khắc phục bằng cách phun hỗn hợp thuốc từ tỏi, gừng, ớt, hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV hóa học.
Sau hơn một năm trồng thử nghiệm 500 gốc, cây phát triển và cho năng suất tốt, chất lượng cao. Sản lượng lá được thu hoạch 3 lần/năm, bán từ 220 - 250 nghìn đồng/kg. Lá cây sau khi thu hoạch còn được ông chế biến thành sản phẩm thuốc chữa bệnh dạ dày, tiêu thụ với số lượng lớn và có nhiều người đặt mua.
cây khôi nhung dược liệu quý
Dù tuổi đã khá cao, ông An vẫn thường xuyên tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cây dược liệu do Trạm Khuyến nông huyện Phú Lương và Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SDR) mở lớp.
Theo ông, sản lượng lá khôi nhung trên toàn địa bàn huyện đạt 26 tấn/ha. Sau khi bán và trừ chi phí người dân có lãi từ 250 - 300 triệu đồng/ha/năm. Dự án trồng khôi nhung còn cải tạo đất, tạo độ tơi xốp và phì nhiêu cho đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trườn, giải quyết được việc làm, góp phần tăng thu nhập...
Ông Nguyễn Công Hoan, Chủ tịch UBND xã Động Đạt cho biết, xã rất khuyến khích bà con nhân rộng mô hình trồng cây khôi nhung để nâng cao đời sống...
Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về NGƯỜI ĐẦU TIÊN TRỒNG THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG CÂY DƯỢC LIỆU KHÔI NHUNG nhằm cải thiện tốt hơn sản phẩm, dịch vụ cho bạn