Cách xử lý diệt ký sinh trùng trong ao nuôi

Một số loại bệnh có tác nhân từ ký sinh trùng đáng lo ngại như:


.Đối với Tôm:


Bệnh do vi bào tử trùng ( EHP)

Nguyên nhân gây bệnh vi bào tử trùng trên tôm là do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra. Chúng ký sinh trong hệ thống ống gan tụy và làm cho tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng, do đó dù không gây chết hàng loạt nhưng khiến tôm chậm lớn, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

Cách lây truyền của vi bào tử trùng:

Tôm bị bệnh vi bào tử trùng

Lây nhiễm theo chiều dọc: các bào tử EHP lây bệnh cho tôm giống từ tôm bố mẹ nhiễm bệnh.

Lây nhiễm theo chiều ngang: tôm ăn các động vật trung gian truyền bệnh như nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, giun nhiều tơ,.. ăn các con tôm yếu hơn hoặc chất thải của chúng.

EHP ký sinh trên bề mặt vỏ tôm thông qua môi trường ao nuôi nhiễm bệnh: khi tôm lột xác, vi bào tử trùng sẽ bám vào vỏ mới, xâm nhập vào cơ thể và phát tác độc khiến tôm yếu đi.

Vi bào tử trùng có khả năng đề kháng rất mạnh với hầu hết các thuốc sát trùng thông thường.

Triệu chứng nhiễm bệnh:


Tôm đạt 20 ngày tuổi trở lên phát triển rất chậm. Khi tôm đạt trọng lượng khoảng 3-4g/con, tôm chậm lớn dần. Khi đến 90-100 ngày tuổi tôm có thể chỉ đạt 4-5g/con.

Nhiều bộ phận trên cơ thể tôm chuyển sang màu trắng đục. Tôm bị lệch size ở mật độ dày.

Tôm bị nhiễm vi bào tử trùng trong giai đoạn đầu thường có hiện tượng mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn và rỗng ruột.

Tôm nhiễm vi bào tử trùng có sức đề kháng và khả năng chống chịu stress kém. Tôm cái nhiễm EHP thường bị nhiễm trùng buồng trứng và dẫn đến vô sinh.

Đối với Cá:


Bệnh trùng bào tử sợi do ký sinh trùng Myxosporea gây ra.

Bệnh trùng mỏ neo do ký sinh trùng Lernaea dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều dài 8 – 16 mm, giống như cái que, đầu có mấu giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá. Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt… trên các loài cá

Bệnh trùng bánh xe khi ký sinh trùng trong hồ cá tấn công khiến cá bị bệnh sẽ có màu sắc nhợt nhạt. Thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục, đuôi, vây bị xơ mòn, bơi lội không định hứng, thân cọ vào cây cỏ như bị ngứa. Trước khi nuôi cá dùng vôi bột sống khử trùng ao. Khi cá con lớn được khoảng 2cm, thì mỗi 67m² mặt nước sâu 1m thì đặt 15kg lá xoan. Cứ cách 7 – 10 ngày thì thay một lần.

Bệnh sán lá đơn chủ :do sán lá đơn chủ 16 móc (Dactylogyrus) hoặc 18 móc (Gyrodactylus) ký sinh trùng trong hồ cá bám vào da và mang cá.

Cải tạo ao trước khi nuôi.Cách xử lý diệt ký sinh trùng trong ao nuôi:

Dùng vôi sống CaO (10-15 kg/100m2) rải xuống đáy ao và phơi nắng từ 3-7 ngày để diệt trùng, CaO từ 1,5-2,0 kg/m2 khi không thể rút cạn nước trong ao nuôi. Tốt nhất nên có hệ thống lắng, lọc và xử lý nước cấp để hạn chế mầm bệnh.

Xử lý nước và đáy ao trong quá trình nuôi:

Thành Phần :

– CuSO4.5H2O 99%, trong đó Cu 25% (min)

Đặc Điểm :

– Dạng hạt mảnh màu xanh

Công dụng:

– Diệt trừ tảo lam, tảo độc, rong đáy trong ao nuôi thủy sản.

– Giúp cải thiện chất lượng nước, kiểm soát màu nước, ổn định pH trong ao nuôi.

– Tiêu diệt các ký sinh trùng như trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng mỏ neo, bào tử trùng và các loại giun sán lá ký sinh trên da, mang, vây cá.

– Phản ứng cực nhanh với các bệnh lở loét, phù đầu, tróc vảy, đỏ kỳ, đỏ mỏ,… Ngăn ngừa hiện tượng tôm bị đóng rong, đóng nhớt, ký sinh trùng bám trên thân và mang tôm.

Cách dùng:

– Sử dụng sản phẩm hóa chất Đồng Sulphate (CuSO4), pha loãng với nước rồi tạt đều.

– Sử dụng lúc trời nắng nóng và chạy máy quạt nước.

– Sử dụng hiệu quả nhất khi độ kiềm ao khoảng 100-200mg/l.

Quy cách: 25 kg/bao

Xuất Xứ: Đài Loan

BRONOPOL 99%
Thành Phần :

– Bronopol (C3H6BrNO4) 99%

Đặc Điểm :

– Tinh thể màu trắng

Công Dụng :

– Phòng và trị ngoại ký sinh, vi nấm gây bệnh trên tôm, cá.

– Bronopol là một chất đặc trị vi nấm nhiễm trên động vật thủy sản, được dùng phổ biến trong trại sản xuất cá giống, ương cũng như nuôi thương phẩm, được xem là chất thay thế cho malachite green.

– Bronopol đặc trị bệnh ghẻ, nấm nhớt, đen mình trên cá rô, cá lóc; hiện tượng thối đuôi trên cá tra do nấm gây ra; đóng rong, đóng nhớt, đen mang trên tôm.
Cách Dùng :

– Phòng bệnh: 1 kg/ 10.000 – 12.000 m3 nước..

– Trị bệnh: 1 kg/ 7.000 – 8.000 m3 nước..

Xuất Xứ :

– Dow Chemical – Mỹ, Trung Quốc

Potassium monopersulfate – potassium peroxymonopersulfate – hóa chất sát trùng, diệt khuẩn nguồn nước nuôi
Potassium peroxymonosulfate có tác dụng sát trùng nguồn nước nuôi, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, hạn chế tối đa mầm bệnh. Không gây tồn lưu trong nước, không ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm khi thả. Làm giảm H2S và tăng lượng oxy hòa tan trong nước ao nuôi nên phù hợp xử lý ao nuôi có mùi hôi thối, hàm lượng oxy thấp.

Cách sử dụng:

Hòa tan thuốc với nước tạt đều khắp ao, mở quạt nước cho thuốc phân tán đều.

Trước khi thả tôm cá: 1 kg/ 2.000 m3 nước, 2 – 3 ngày trước khi thả.

Trong khi nuôi:

+ Định kỳ: 1 kg/ 5.000 m3 nước, định kỳ 10 – 15 ngày/ lần.

+ Khi tôm cá bệnh hay khi ao nuôi nhiễm khuẩn cao: 1 kg/ 3.000 m3 nước, 2 –3 ngày/ lần trong thời gian điều trị.

Lưu ý:

+ Tùy theo tình trạng thực tế, chủ động tăng giảm liều phù hợp.

+ Chỉ nên sử dụng Potassium peroxymonosulfate cho tôm cá trên 4 tuần tuổi.
+ Sử dụng lúc trời mát.

+ Không dùng dụng cụ kim loại để chứa đựng khi pha thuốc.

+ Potassium peroxymonosulfate tác động tốt trong môi trường có pH thấp, do đó không dùng cho ao vừa xử lý vôi ngày trước đó.

+ Tác động mạnh trong môi trường nước mặn nên phù hợp sát trùng ao tôm, cá nuôi nước lợ. Khi dùng sát trùng ao nuôi nước ngọt nên kết hợp với muối (dùng riêng, nếu pha trộn chung sẽ giải phóng khí Cl ra môi trường gây độc cho người sử dụng).

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Cách xử lý diệt ký sinh trùng trong ao nuôi nhằm cải thiện tốt hơn sản phẩm, dịch vụ cho bạn

Gửi đánh giá của bạn
Facebook Youtube