Một số bệnh của tôm, cá thường gặp trong mùa lạnh
.Bệnh thường gặp ở tôm
Tôm là loài động vật bậc thấp, thân nhiệt thay đổi theo môi trường. Do vậy, khi nhiệt độ nước hạ thấp đột ngột sẽ tác động tiêu cực tới tăng trưởng của tôm, nên trong quá trình nuôi cần lưu ý một số vấn đề. Thời tiết trở lạnh khiến tôm bỏ ăn, nhiều ao nuôi giảm năng suất mạnh.
Khi nhiệt độ xuống thấp, bệnh teo gan tụy trên tôm giảm nhưng bệnh đốm trắng lại phát triển mạnh, do vậy cần quản lý tốt môi trường ao nuôi, cho ăn hợp lý và sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ để hạn chế được dịch bệnh trên tôm.
Những bệnh cá thường mắc trong mùa lạnh.
Bệnh nấm thủy mi:
Khi cá bị bệnh nấm thủy mi sẽ bơi lội không định hướng, ngứa ngáy cọ sạt vào bờ hoặc là các vật dụng trong ao. Từ đó làm tróc vẩy trầy da. Đây chính là cơ hội cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và phát triển làm cho bệnh cá càng nặng hơn.
Bệnh này xảy ra ở hầu hết các loài cá nước ngọt như cá trắm cỏ, cá trôi, cá mè, cá chép và còn gây ung trứng cá, nhất là trứng cá chép.
Bệnh phát triển mạnh trong các ao nuôi bị ô nhiễm do mùn bã hưu cơ, ao nuôi ít được thay nước và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung. Nấm thường phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khỏe và gây chết cá hàng loạt.
Bệnh virus mùa xuân trên cá chép:
Với dấu hiệu bên ngoài da sậm màu, mắt lồi, mang nhợt nhạt các tơ mang xơ rách, có hiện tượng xuất huyết điểm ở da, mang. Khi giải phẫu bên trong thấy xoang bụng có dịch, ruột chướng hơi, tụy bị sưng và có hiện tượng xuất huyết ở bong bóng, đây được xem là dấu hiệu đặc trưng của bệnh này.
Đối với bệnh virus mùa xuân trên cá chép chưa có thuốc đặc trị ngoài việc sử dụng vaccine. Tuy nhiên việc dùng vaccine để trị bệnh cho cá chép nuôi thương phẩm rất tốn kém và khó áp dụng đại trà. Nên người nuôi cần điều chỉnh khung thời vụ thả giống hợp lý như vào thời điểm thời tiết có nhiệt độ ổn định > 22oC đồng thời áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp như bệnh nấm thủy mi.
Bệnh trùng loa kèn:
Bệnh ký sinh trên da, mang hoặc các phần phụ của các loài thuỷ sản, trong đó có cá. Bệnh hay xuất hiện vào mùa xuân ở miền Bắc.
Phòng, trị bệnh cho tôm, cá mùa lạnh
Chuẩn bị ao, thả giống
+ Nên che kín ao bằng bạt nilon, lá dừa để tránh gió lùa đưa không khí lạnh làm nhiệt độ nước giảm thấp.
+ Làm sọt tre (bỏ rơm, rạ vào trong sọt) để tránh rét.
+ Mặt ao thả bèo tây (lục bình) 2/3 diện tích ao về phía bắc để chắn gió.
+ Khi trời rét kéo dài, nhiệt độ nước xuống thấp 8 – 140 C, nâng cao mức nước ao từ 1,5 – 2,0m để giữ ổn định nhiệt độ nước trong ao nuôi được cao hơn.
Quản lý thức ăn:
Khẩu phần ăn cho tôm trong mùa lạnh thực sự là một vấn đề quan trọng cần được lưu ý. Vì khi nhu cầu năng lượng cơ thể giảm đi, tôm chỉ duy trì cơ thể ở mức hoạt động thấp và cũng chính vì vậy thời gian nuôi cũng kéo dài hơn. Nếu cho ăn dư thừa sẽ làm xấu môi trường ao đi, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển đồng thời sẽ gây lãng phí cho người nuôi.
Tăng cường sức đề kháng cho tôm, cá nuôi với dinh dưỡng bổ sung
VITAMIN C – ASCORBIC ACID
Hàm lượng: Vitamin C 99% (min)
Đặt tính: Dạng bột mịn màu trắng, tan hoàn toàn
Công dụng:
Tăng sức đề kháng, giảm stress do sự thay đổi của môi trường, kích thích thèm ăn.
Phòng hiện tượng cong thân, đục cơ, hỗ trợ lột xác, cứng vỏ.
Chất đệm bổ sung trong sản xuất thức ăn, thuốc thú y thủy sản.
Cách sử dụng:
Trộn vào thức ăn cho ăn trực tiếp: 2-3 g/kg thức ăn
Hoặc hòa vào nước tạt ao nuôi: 0,3-0,5 kg/ 1.000 m3
Quy cách: 25 kg/thùng
Trimin Forte – Sản phẩm đa chức năng cho tôm cá
Thành phần: Hỗn hợp khoáng vi lượng vô cơ và probiotics
Trong 1 kg:
Đồng 15 g
Sắt 80 g
Mangan 100 g
Kẽm 80 g
I-ốt 2.000 mg
Cô-ban 500 mg
Selenium 500 mg
Crôm 10 mg
Molybđen 50 mg
Bào tử lactobacillus 3 x 105 CFU
Đặc điểm: dạng bột mịn, màu hồng nhạt
Công dụng:
Giải độc gan, bảo vệ và tái tạo tế bào gan, tăng cường hoạt động của gan, giúp phòng ngừa các bệnh về gan.
Nâng cao sức đề kháng và nâng cao phản ứng đề kháng.
Nâng cao chỉ số tăng trọng như lượng tăng trọng mỗi ngày và chỉ số chuyển đổi thức ăn.
Trimin Forte bổ sung các khoáng chất cần thiết cho tôm, cá dễ hấp thu, giúp tôm cá tăng trưởng nhanh, tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ chết và chống stress.
Đồng: chống ôxy hóa, chống vi khuẩn, thúc đẩy tăng trọng. Sắt: tạo hồng cầu. Mangan: tạo xương. Kẽm: tăng cường miễn dịch. Selenium: chống ô xy hóa. Crôm: tăng cường điều hòa insulin trong glucose thu nhận, chống stress do nhiệt.
Tăng tốc độ phát triển, tăng trọng, nâng cao đề kháng.
Tăng khả năng sinh sản, giảm tỷ lệ chết và chống stress.
Cách sử dụng: Trộn 500 gram – 1 kg / 1 tấn thức ăn.
Quy cách: 10 kg/thùng.