Hạt dổi là một gia vị đặc biệt của núi rừng Tây Bắc, nó thường được sử dụng nêm nếm, tạo thêm rất nhiều gia vị cho món ăn. Hãy cùng tìm hiểu xem hạt dổi là gì, lợi ích và cách sử dụng hạt dổi để nấu ăn qua bài viết sau.
Đã bao giờ bạn nghe đến đặc sản của những vùng núi, cụ thể là núi rừng Tây Bắc như thịt trâu gác bếp, thịt lợn chưa? Để tạo nên hương vị hoàn chỉnh cho những món trên, phải kể đến hạt dổi và mắc khén. Hãy cùng tìm hiểu xem hạt dổi là gì, và những lợi ích khi sử dụng hạt dổi trong việc nấu nướng các bạn nhé!
Dổi là cây rừng mọc tự nhiên, cây thân gỗ cao, ít cành. Thông thường vào tháng 10, 11, người dân tộc trên các vùng núi đi nhặt những hạt dổi rụng để bán.
Nước ta gồm 2 loại cây dổi: một loại lấy gỗ - dổi tẻ và loại lấy hạt là dổi nếp. Dổi tẻ có hạt cứng, mùi hắc nên thường không được dùng làm gia vị. Với loại dổi nếp, hạt nó rất thơm, ngay cả khi phơi khô thì thơm hơn nhiều lần nên được dùng làm gia vị với tên gọi thân quen “Vàng Đen Tây Bắc.
Hạt dổi được dùng làm gia vị cho rất nhiều món ăn, tạo nên một hương vị đặc biệt Tây Bắc như cùng với mắc khén tạo thành gia vị chấm hoặc ướp cho thịt trâu gác bếp, thịt lợn.
Những năm trước đây, chỉ một vài xã vùng cao của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình trồng dổi. Mỗi gia đình có vài cây trồng đầu ngõ làm hàng rào, vậy mà thu được tiền triệu. Mỗi kg hạt dổi có lúc lên khoảng 3 triệu đồng.
Nhờ có vườn dổi trồng quanh nhà mà đời sống của gia đình ông Bùi Văn Bun ở xóm Be, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình nâng lên rõ rệt.
Được biết, ông Bun là một trong những hộ trồng nhiều dổi nhất ở huyện Lạc Sơn.Ông Bun kể, thời trước các cụ trồng vài cây dổi để làm gia vị.
Thời gian gần đây, hạt dổi được nhiều người biết đến hơn, các cây dổi cổ thụ bỗng chốc trở thành “máy in tiền” của nhiều gia đình.
Nhiều nhà vườn ở Lạc Sơn ăn nên làm ra nhờ ươm giống cây dổi.Một cây dổi 30 năm cho thu từ 10 đến 30kg hạt khô.
Mỗi kg bán được trên dưới 2 triệu đồng. “Thu hoạch một cây dổi tương đương 1 cây vàng. Nhà tôi năm nào cũng thu vài chục triệu đồng từ cây dổi. Hạt dổi để được cả 4 năm, chẳng bao giờ thiu.
Khi chưa bán được giá, bà con cất vào bồ. Đợi vài tháng sau, hạt dổi lên giá bà con mới xuất hàng. Ở đất này, chưa có cây nào mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây dổi”, ông Bun cho biết.
Vườn dổi mấy vạn cây của ông Hoàng Thanh Giang.Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, ông Bun đã mạnh dạn làm vườn ươm giống dổi.
Trong vườn nhà ông Bun có 2 loại giống dổi: 1 loại gieo hạt và 1 loại dổi ghép. Dổi gieo hạt ông bán từ 5.000-10.000đ/cây, dổi ghép 40.000-50.000đ/cây.
Năm ngoái, ông Bun bán được cả vạn cây dổi. Năm nay, ông Bun đã tăng số lượng dổi ghép lên, nhưng cũng không đủ hàng để bán.
Cây dổi sau 8 năm trồng đã cao gần 20m.Cây dổi dễ trồng lại không mất công chăm sóc. Sau khi trồng 7 năm, dổi mới cho quả bói, thân dổi cao từ 20-30m và mọc thẳng tắp.
Một cây dổi có tuổi thọ 30 năm được những người thích chơi đồ gỗ trả giá trên 30 triệu đồng.
“Cây dổi mang lại lợi ích kép, vừa thu hạt vừa thu gỗ, nên được bà con ở các vùng Tây Nguyên, Phú Thọ và Nghệ An săn lùng mua giống rất nhiều”, ông Bun cho biết.
Hạt dổi được dùng làm gia vị.Ở Lạc Sơn có nhiều cơ sở gieo giống dổi như nhà anh Bùi Văn Pẻo, nhà ông Hoàng Thanh Giang ở xã Thượng Cốc.
Ông Giang mỗi năm xuất ra thị trường vài vạn cây dổi giống. Năm nay, ông gieo 5 vạn giống dổi và thuê người đến ghép. Khách hàng ở khắp nơi đã về đặt hàng tơi tới. Ông Giang chia sẻ, dổi ghép nhanh cho thu hoạch hơn dổi hạt.
Trồng dổi ghép 4 năm là cho thu hoạch, tán nó lại thấp nên dễ thu hoạch. Tuy nhiên, dổi ghép cây không to và cao bằng giống dổi trồng hạt.
Bà con người Mường thu hoạch hạt dổi (ảnh Hồng Duyên).
Một cây dổi sau 8 năm trồng, thân đã to bằng một người ôm.
Trị bệnh tiêu hóa
Hạt dổi được coi là một vị thuốc quý khi có tác dụng quan trọng trong việc điều trị các bệnh về tiêu hoá, xương cốt. Khi ăn kèm hạt dổi chung với các đồ lạnh như tiết canh, ốc, hột vịt lộn sẽ kích thích tiêu hoá và hạn chế tiêu chảy.
Trị bệnh xương khớp
Nếu mắc những bệnh về xương như thoái hoá khớp, thoát vị đĩa đệm và gai cột sống thì bạn nên sử dụng hạt dổi để ngâm rượu uống dần.
Làm gia vị
Bên cạnh đó, hạt dổi còn dùng làm gia vị để ướp các loại thực phẩm hoặc làm nước chấm thịt heo, thịt trâu cũng sẽ ngon hơn bởi vị cay cay, thơm thơm đặc trưng.
Hạt dổi muốn dùng làm gia vị chấm thì đầu tiên bạn phải nên nướng và giã chúng.
Hạt dổi ngon và thơm nhất là khi được nướng, bạn có thể nướng chúng với than củi hoặc bếp ga dưới lửa nhỏ. Bạn chỉ việc dùng đũa gắp và hơ trên than hồng rồi xoay đều tay, khi ngửi thấy thơm và hạt phồng lên là có thể sử dụng được.
Sau khi nướng hạt dổi xong, bạn lập tức giã ngay khi chúng còn nóng và giòn để có thể tạo ra được loại gia vị hoàn hảo nhất cho những món ăn sắp tới của mình.
Lưu ý: Hạt dổi được giã càng mịn sẽ càng ngon bạn nha.
Sau khi giã nhỏ, hạt dổi có thể sử dụng theo 2 cách sau để trở thành gia vị chấm tuyệt vời:
Hạt dổi ngon nhất là khi chấm chung với các loại thịt như thịt vịt, thịt ngan, thịt lợn hoặc lòng lợn luộc đều rất ngon. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn:
Tiết canh trộn hạt dổi giã nhuyễn
Thịt trâu gác bếp ướp với hạt dổi
Chấm thịt với chẩm chéo
Có thể thấy rằng hạt dổi chính là thứ gia vị cực kỳ đặc trưng ở vùng núi Tây Bắc, tạo nên hương vị tuyệt vời khó quên cho những món ăn ở nơi đây. Hy vọng với những thông tin trên bạn đã hiểu hơn được về loại gia vị siêu đặc biệt này để có thể thử sử dụng nêm nếm cho bữa ăn gia đình thêm lạ miệng nhé!
Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Một cây dổi đổi cả…cây vàng: Nhiều nhà vườn “cháy” giống nhằm cải thiện tốt hơn sản phẩm, dịch vụ cho bạn